Bán lẻ truyền thống phải làm gì khi công nghệ phát triển?

Không có nhận xét nào

Công nghệ dần trở thành công cụ để khách hàng thực hiện việc mua sắm khiến các nhà bán lẻ truyền thống cũng phải thay đổi cho phù hợp và không bị rớt lại trong cuộc chiến cạnh tranh khốc liệt. Không chỉ vậy, mọi ngành cũng đều phải thay đổi theo như ngành quảng cáo thì phải thiết kế các hình thức mới, tiếp thị thì hướng đến đối tượng đa dạng khác hơn…

ban le truyen thong 1

1. Bức tranh ngành bán lẻ không còn như trước

Với sự chủ động của mình, người tiêu dùng thời nay đã đặt câu hỏi: Tại sao tôi phải đến cửa hàng của các anh? Tại sao các anh không mang cửa hàng và dịch vụ mua sắm đến cho chúng tôi?

Điều này đã khiến Tesco – chuỗi cửa hàng bán lẻ lớn trên thế giới – cũng phải thử nghiệm ứng dụng của Apple, cho phép người mua hàng chỉ cần ghé qua siêu thị, download sản phẩm vào giỏ mua hàng ảo, sau đó nhấn nút “quyết định mua” để giỏ hàng ảo này sẽ được nhân viên Tesco “nhặt đủ” hàng theo yêu cầu chuyển ngay cho khách. Thậm chí, các nhân viên công sở bận rộn còn hẹn được cả giờ mình có mặt ở nhà để Tesco cử nhân viên đến giao hàng.

Những “ki ốt” bán hàng kiểu như trên của Tesco có thể xuất hiện ở khắp nơi, trong ga tầu điện ngầm, các tòa nhà văn phòng lớn hoặc bến chờ xe buýt… ở các thành phố đông đúc như Tokyo, London…

Khách hàng thậm chí chỉ cần nhấn mã vạch của sản phẩm trong quá trình di chuyển đến công sở, sau đó, họ có thể ghé vào cửa hàng gần nhất trong chuỗi bán lẻ, tiện đường về nhà để lấy đồ đã đặt ban sang. Phương thức mua hàng này đã làm thay đổi cách mua sắm tại các đô thị hiện đại trên thế giới trong 3 năm vừa qua.

2. Công nghệ được áp dụng trong từng chi tiết

Ngoài hình thức bán hàng tiện dụng nêu trên, các tập đoàn bán lẻ lớn như Walmart, Topshop còn sử dụng các mã vạch cho sản phẩm kết nối với điện thoại di động, dẫn thẳng người xem đến website giao dịch trực tuyến và cung cấp chi tiết thông tin của sản phẩm. Vì thế, kể cả khi cửa hàng đã đóng cửa thì chỉ cần lướt qua windows bày hàng bên ngoài, khách hàng vẫn có thể đặt mua những sản phẩm mình vừa nhìn thấy quá mạng, biến windows trở thành không gian bán hàng 24/7. Và thật đáng ngạc nhiên, chỉ trong vòng 3 tháng kể từ ngày công bố hình thức bán hàng dạng này, 475 nhà bán lẻ đã đăng ký sử dụng cách bán hàng này.

Trong khi đó, để tạo mọi điều kiện cho khách hàng hiểu về sản phẩm, nhà bán lẻ C&A của Brazil đã sử dụng mắc áo thông minh, có màn hình hiển thị thống kê cập nhật số lượt “like” trên facebook đối với sản phẩm thời trang đang treo trên mắc. Điều này giúp người mua hàng có quyết định phù hợp khi chọn sản phẩm có sự tham khảo ý kiến số đông tốt hơn, họ có thể không muốn “đụng hàng” khi thấy sản phẩm đã có nhiều người thích, hoặc cũng có thể hòa theo gu thẩm mỹ của số đông…

Ngoài ra, ứng dụng công nghệ cũng đang cho phép khách hàng đứng trước một tấm gương tương tác, họ không cần thay đồ mà chỉ bấm vào những bộ trang phục đã chọn, chiếc gương sẽ trả lại hình ảnh của khách hàng trong bộ đồ đó nhằm giúp khách hàng không phải thay ra mặc vào quần áo đã có thể quyết định bộ nào hợp với mình.

Hiện các nhà bán lẻ như Walmart, Macy’s Lord & Taylor, Tesco còn ứng dụng công nghệ iBeacon là một máy phát tín hiệu trong khoảng 5m, khi người đi đường đã trong “tầm ngắm”, các thong tin khuyến mãi của cửa hàng hay sản phẩm sẽ tự động gửi vào điện thoại của khách hàng nhằm giúp họ biết các chiến dịch giảm giá, tặng quà… Tuy nhiên, việc này đang bị cho là giống như con dao hai lưỡi vì nếu chưa được sự cho phép của khách hàng, các tin nhắn này có thể trở thành tin rác khiến nhiều người khó chịu, tẩy chay sản phẩm và cửa hàng.

 

Xem thêm: http://blog.Sapo.Vn/ban-le-truyen-thong-phai-lam-gi-khi-cong-nghe-phat-trien/

Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét